Business analyst cần học gì?
- March 30, 2020
- by
- Tony Nguyen
P.1 kiến thức cơ bản công nghệ thông tin
Business analyst cần học gì?
Đây có lẽ là những câu hỏi cho các bạn mới tìm hiểu nghề Business Analyst, hoặc đã biết BA là gì rồi nhưng chưa biết bắt đầu như thế nào?
Với cá nhân mình, trước tiên để biết mình cần học gì thì điều quan trọng nhất là biết Business analyst là gì và mình muốn làm BA trong lĩnh vực nào? BA rất rộng, nhiều lĩnh vực, mỗi lĩnh vực lại có yêu cầu cụ thể khác nhau.
Ví dụ thế này? Bạn nói bạn muốn đi du lịch? Bạn cần lựa chọn phương tiện để đi du lịch?
Đầu tiên bạn cần xác định được địa điểm đi là đâu? Tức là mục tiêu cụ thể của mình. Ví dụ Bạn muốn đi Đà Lạt? Sau đó bạn mới đến đoạn là lựa chọn phương tiện gì để đi. Đi vào thời gian nào? Đi bao lâu và đi bằng phương tiện gì?
Làm Business Analyst cũng vậy thôi. Đầu tiên bạn cần xác định được tổng quan BA là ai? BA làm gì trong dự án? BA cần kĩ năng gì? Yêu cầu cụ thể ở từng vị trí ra sao?
Mình chia sẻ lại Business Analyst là gì tại đây
Business Analyst là người thực hiện những công việc cho phép sự thay đổi của tổ chức theo hướng tích cực thông qua việc tìm hiểu các nhu cầu thực tế tổ chức, phân tích, đề xuất các giải pháp mang lại giá trị cho các bên liên quan”.
Bạn có thể đọc trọn bài về BA là gì tại đây để nhìn tổng quan hơn về BA. https://blaoman.com/business-analyst-la-gi/
Sau khi hiểu Business analyst là gì rồi thì các bạn bắt đầu xác định vấn đề hiện tại của chính bản thân mình.
Đó chính là “Current stay”, tức là mình đang học ngành gì, có kinh nghiệm như thế nào rồi.
Ví dụ bạn đã học ngành quản trị kinh doanh, có thời gian làm trong các sàn thường mại điện tử. Hiểu biết các nghiệp vụ cơ bản về thường mại điện tử, chăm sóc khách hàng, hệ thống vận dành gian hàng, hiểu về trải nghiệm người mua hàng,…
Đó là điểm mạnh của bạn.
Bây giờ tới điểm yếu: Chưa có kĩ năng BA, mới biết khái niệm, chưa có kiến thức tổng quan về CNTT ví dụ như cơ sở dữ liệu, cơ sở lập trình, phân tích thiết kế hệ thống, UX, quy trình phần mềm….
Vậy mục tiêu của bạn sẽ là làm BA cho lĩnh vực thường mại điện tử để có thể phát huy được khả năng, dễ tiếp cận và bắt đầu với nghề BA hơn. Tức là xác định future stay.
Tùy Curent stay và future stay của mỗi người mà ta có cách tiếp cận khác nhau.
Đến lúc này ta cần học gì?
Với góc nhìn cá nhân của mình. Nếu đã theo nghề BA thì bạn nên bắt đầu tiếp cận các kiến thức nền tảng về Công nghệ thông tin. Có thể đâu đó, vị trí BA bạn đang làm ít cần kiến thức về IT nhưng tổng quan lại, BA thường xuyên làm giải pháp liên quan đến software. Bạn cần bắt đầu xóa bỏ sự lo lắng và học hỏi về nó.
Đoạn dưới đây mình viết cho các bạn non- IT, tức là trước khi biết đến BA bạn chưa từng làm lĩnh vực công nghệ thông tin.
Mô hình 3 lớp (layer) của phần mềm
Presentation Layer:
Lớp này làm nhiệm vụ giao tiếp với người dùng cuối để thu thập dữ liệu và hiển thị kết quả/dữ liệu thông qua các thành phần trong giao diện người sử dụng. Ví dụ một trang web/app có phần hiển thị “buton” đăng ký, hoặc form đăng ký. Lớp này thường được xây dựng bằng HTML, CSS, Javascript…Những bạn lập trình viên tham gia xây dựng lớp này thường được gọi là frontend developer.
BA khi elicitation, documentation cũng thường xây dựng các màn hình để các stakeholder hiểu được mô tả.

Ví dụ đây là phần hiện thị khi mình vào Amazone tìm kiếm các quyển sách dành cho buisness analyst.
Business Logic Layer:
Đây là layer xử lý chính các dữ liệu trước khi được đưa lên hiển thị trên màn hình hoặc xử lý các dữ liệu trước khi chuyển xuống Data Access Layer để lưu dữ liệu xuống cơ sở dữ liệu. Đây cũng là nơi để kiểm tra ràng buộc, các yêu cầu nghiệp vụ, tính toán, xử lý các yêu cầu và lựa chọn kết quả trả về cho Presentation Layer. Lập trình viên tầng này thường sử dụng một số ngôn ngữ như Java, PHP, python… BA khi phân tích sẽ xây dựng mục này khá nhiều, gọi là business process.
Data Access Layers:
Lớp này thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến lưu trữ và truy xuất dữ liệu của ứng dụng như đọc, lưu, cập nhật cơ sở dữ liệu. Lớp này thường được lưu trữ ở một phần mềm được gọi là hệ quản trị cơ sở dữ liệu (BDMS) ví dụ như Orcel, MySQL,… Các lập trình viên ở tầng này thường sử dụng một số ngôn ngữ lập trình như Java, SQL, python,…và được gọi là backend developer. BA
Lập trình viên tham gia xây dựng cả 3 tầng trên gọi là full stack developer.
Nguyên lý hoạt động của 3 lớp này như sau:
- Đầu tiên: Người dùng cuối ở tầng Presentation Layer sẽ gửi thông tin và yêu cầu…Nếu thông tin đúng thì lúc này sẽ được gửi về Business logic layer.
- Sau khi nhận thông tin từ người dùng gửi xuống thông quá GUI layer thì lúc này Business logic layer sẽ xử lý tính toán theo các bài toán được xây dựng sẵn, gửi xuống lớp data acess layer để nhận dữ liệu.
- Data Acess layer sẽ nhận thông tin gửi xuống, xử lý dữ liệu và trả kết quả về Business Logic Layer và GUI layer cho người dùng biết.
Các bạn có thể hình dung cơ bản qua hình mô tả sau:
pratikgaloria source
Business analyst cần biết cơ bản về mô hình 3 lớp để có góc nhìn và cách tiếp cận hệ thống tốt. Thường khi BA tiếp cận một dự án mới có thể có nhiều cách như đi từ màn hình, khám phá chức năng, mối quan hệ chức năng, hay tốt hơn là khám phá từ cách tổ chức database.
Mục đích bài này mình chia sẻ để các bạn trái ngành hiểu được cơ bản một hệ thống nó sẽ có những phần nào. Được xây dựng và tổ chức ra sao, từ đó khi sử dụng, phân tích, tiếp cận một hệ thống nào mình cũng có bức tranh tổng quan nhất.
Trích bài viết vui lòng ghi nguồn: https://blaoman.com/