Học gì để làm Business Analyst?
- August 05, 2021
- by
- Tony Nguyen
Chào các bạn, tuần này Blaoman lại trở lại với một bài viết về lĩnh vực BA. Dành cho các bạn lần đầu ghé thăm blog của mình. Blog là nơi mình chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực Business analysis (phân tích nghiệp vụ). Mục tiêu những bài viết này để lưu lại những kiến thức, và biết đâu đó những gì mình chia sẻ giúp ích đến một số đọc giả quan tâm đến lĩnh vực BA và phát triển Product trong lĩnh vực công nghệ.
Thời gian gần đây, mình nhận được một số tin nhắn của các bạn đang chuẩn bị chọn trường đại học là muốn làm BA thì nên chọn ngành gì để học.
Đầu tiên, Blaoman cảm ơn các bạn đã tin tưởng gửi tin nhắn cho mình quan fanpage để tư vấn về ngành học. Mình cũng cảm thấy vui vì nghề BA ngày càng được nhiều bạn quan tâm, đặc biệt là các bạn quan tâm sớm từ khi mới bắt đầu chọn ngành.
Với góc nhìn của mình, nếu bạn chọn các ngành phù hợp về nghề thì sẽ tiết kiệm thời gian hơn, có nhiều kiến thức nền tảng để phát triển. Công việc Business analysis hiện tại chưa có ngành đào tạo riêng biệt tại các trường đại học. Vì vậy khi tìm hiểu thông tin về nghề này thì các bạn gặp khá nhiều khó khăn và ít thông tin.
Hiện tại với vị trị Business analyst chủ yếu xuất hiện ở các công ty hoạt động trong lĩnh vực phần mềm. Dù bạn làm ở lĩnh vực nào thì ít nhiều cũng yêu cầu các kĩ năng về công nghệ thông tin. Đặc biệt hiện tại tất cả các ngành đang số hóa, tiến đến cuộc cách mạng 4.0. Chính vì vậy, việc nắm bắt và áp dụng các kiến thức, kĩ năng về công nghệ thông tin là cần thiết.
Để có thể ra trường làm BA, theo kinh nghiệm cá nhân mình hoạt động trong lĩnh vực đào tạo BA, IT và kinh nghiệm đang làm BA trong 1 Product lớn về Fintech. Mình sẽ chia sẻ đến các bạn một số ngành học phù hợp.
Ngành hệ thống thông tin quản lý – Management Information Systems
Hiểu đơn giản hệ thống thông tin quản lý là học về con người, thiết bị và quy trình thu thập, phân tích, đánh giá và phân phối những thông tin giúp cho doanh nghiệp vận hành tốt hơn, ra những quyết định chính xác hơn trong kinh doanh.
MIS tập trung vào thiết kế, quản trị và vận hành các hệ thống thông tin, phân tích dữ liệu, kết nối giữa các bên liên quan trong tổ chức, doanh nghiệp với các chuyên gia công nghệ thông tin, cũng như biết các làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và có lợi thế cạnh tranh hơn. Và đây cũng gần giống với công việc BA ngoài thực tế. Là người tìm hiểu nhu cầu của doanh nghiệp, đề xuất các giải pháp để giúp giải quyết các vấn đề và đưa doanh nghiệp phát triển hơn.
Một số môn học của MIS mình cảm thấy hữu ích đó là:
- Cơ sở dữ liệu
- Cấu trúc dữ liệu và giải thuật
- Cơ sở lập trình
- Kiến trúc máy tính và hệ điều hành
- Kiến trúc doanh nghiệp
- Hệ thống hoạch định tài nguyên doanh nghiệp
- Phân tích thiết kế hệ thống
- Khai phá dữ liệu
- Kinh tế vĩ mô, kinh tế vi mô
- Marketing
- Phân tích và xử lý thông tin kinh tế.
Môn học thì tùy mỗi trường sẽ có những môn khác nhau. Nhưng nhìn chung thì không có sự khác biệt quá nhiều. Chương trình đào tạo của MIS sẽ giúp các bạn vừa có kiến thức về kinh tế, vừa có kiến thức về công nghệ thông tin. Đây là một điểm thuận lợi lớn mà mình muốn chia sẻ đến các bạn. Vì công việc người BA ngoài doanh nghiệp cũng thường các các kiến thức, kĩ năng của nhiều lĩnh vực. Mình cũng đã biết khá nhiều bạn học ngành MIS ra và làm BA tốt.
Nên học ngành hệ thống thông tin quản lý ở trường nào? Theo mình thì trường nào cũng sẽ có những ưu điểm riêng. Bạn căn cứ vào điểm chuẩn, học phí và vị trí địa lý mà lựa chọn. Hiện tại tự học vẫn là quan trọng nhất, nên các bạn đừng đặt nặng về thương hiệu trường quá nhé. Cứ chăm chỉ, học tốt, nghiêm túc với nghề thì sẽ có cơ hội.
Các trường đào tạo ngành hệ thống thông tin các bạn có thể tham khảo:
- Đại học kinh tế tp.HCM
- Đại học kinh tế luật
- Đại học ngân hàng tp.HCM
- Đại học Mở
- Đại học Tài chính – Marketing
- Đại học Hoa Sen
- Đại học công nghệ tp.HCM
- Học viện ngân hàng
- Đại học thương mại
- Đại học kinh tế quốc dân
- Học viện tài chính.
Ngoài ngành hệ thống thông tin quản lý, các bạn cũng có thể chọn các ngành liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin như khoa học máy tính, công nghệ phần mềm, kĩ thuật phần mềm, khoa học dữ liệu. Hoặc các ngành về kinh tế như quản trị kinh doanh, tài chính, kinh tế đối ngoại,..Những nhóm này làm BA cũng khá tốt.
Theo góc nhìn của mình thì ngành quan trọng nhưng bạn vẫn tự học để bổ sung kiến thức được. Tự học và nghiên cứu là điều quan trọng, nhất là ngành BA luôn đòi hỏi sự học hỏi và cập nhật kiến thức liên tục. Nếu bạn học ngành khác cũng có thể thử sức ở lĩnh vực này. Khi thử làm rồi bạn sẽ thấy nó phù hợp với mình hay không.
Hi vọng bài viết này sẽ giúp cho các bạn đang muốn làm BA có một nguồn để tham khảo. Chúc các bạn thành công.
Note: Các bài viết tại đây là của cá nhân mình, không liên quan đến tổ chức, cá nhân nào khác vì vậy các đơn vị, cá nhân trích bài viết vui lòng đọc kỹ yêu cầu về Bản Quyền-Cộng Tác trước khi sao chép hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh của blog. Nếu các bạn content của trang khác lấy nội dung bài viết vui lòng để backlink bài viết này để tôn trọng tác giả và giúp người đọc nắm được thông tin tốt hơn. Cảm ơn!