Phân Biệt Business Analysis Và Business Analytics
- May 08, 2021
- by
- Tony Nguyen
Lâu quá rồi mình không viết lại. Đợt này có bạn hỏi phân biệt giữa Business analysis (phân tích nghiệp vụ) và Business analytics (phân tích dữ liệu). Hôm nay Blaoman sẽ chia sẻ một số kiến thức về 2 mảng này để các bạn có thể hiểu rõ hơn về nó, các bạn tuyển dụng cũng có thể ghi mô tả công việc đúng hơn nhé.
Thỉnh thoảng các bạn đang tìm hiểu Business analyst (phân tích nghiệp vụ) thường hay nhẫm lẫn với vị trí Business Analytics. Hoặc các Job tuyển cũng hay bị nhầm.Thật ra 2 vị trí này có liên quan đến nhau nhưng vẫn phân biệt được rõ ràng.
Business Analyst là ai?
Trước tiên ta cần hiểu Business Analysis là gì (đuôi is) là công việc phân tích nghiệp vụ. Mình lấy luôn định nghĩa IIBA cho chuẩn nhé.
“Business analysis is the practice of enabling change in an enterprise by defining needs and recommending solutions that deliver value to stakeholders. Business analysis enables an enterprise to articulate needs and the rationale for change and to design and describe solutions that can deliver value.“
Phân tích nghiệp vụ là hoạt động tạo điều kiện cho sự thay đổi trong doanh nghiệp bằng cách xác định nhu cầu và đề xuất các giải pháp mang lại giá trị cho các bên liên quan. Phân tích nghiệp vụ cho phép doanh nghiệp nêu rõ nhu cầu và lý do thay đổi cũng như thiết kế và mô tả các giải pháp có thể mang lại giá trị.
Sách BABOK – V3
Như vậy BA (Business analyst): Là ông tìm hiểu nhu cầu của các bên liên quan, xác định hiện trạng vấn đề, dùng các công cụ, kĩ thuật phân tích yêu cầu đó rồi đề xuất giải pháp, giải pháp đó có thể là software (phần mềm), Processs (quy trình), con người giúp doanh nghiệp thay đổi theo hướng tích cực. Phân tích nghiệp vụ được thực hiện dựa trên nhiều sáng kiến khác nhau trong một doanh nghiệp. Các sáng kiến có thể là chiến lược, chiến thuật hoặc hoạt động. Phân tích nghiệp vụ có thể được thực hiện trong phạm vi của một dự án hoặc trong suốt quá trình phát triển và cải tiến liên tục của doanh nghiệp. Nó có thể được sử dụng để hiểu trạng thái hiện tại, xác định trạng thái tương lai và xác định các hoạt động cần thiết để chuyển từ trạng thái hiện tại sang trạng thái tương lai.
Hiểu rõ hơn về Business analyst anh em có thể đọc bài cơ bản này của Blaoman để hình dung cụ thể của ông BA trong tổ chức. https://blaoman.com/business-analyst-la-gi/
Vì sao cần ông này thì các bác nhìn tấm hình dưới đây sẽ hiểu. Ông này giúp biến nhu cầu ( Needs) thành hiện thực dựa trên nguồn lực cho phép. Tức ông giúp từ hình số 1 đến hình cuối cùng. Ông này ai nhìn kiểu cũng có thể làm được, không quan trọng lắm nhưng thật sự có ông này thì rất ngon trong tổ chức nhé. Không có sẽ dự án dễ đi lắm đấy 🙂

Business analystic là ai?
Ông này làm công việc bao gồm những giải pháp được sử dụng để xây dựng mô hình phân tích và mô phỏng để tạo ra các kịch bản, thấu hiểu hiện thực và dự đoán các trạng thái trong tương lai thông qua việc phân tích Data (dữ liệu). Từ những thông tin này thì giúp người kinh ra được những quyết định dựa trên dữ liệu gọi là data drive. Nghề Business analystic, Data analystic, Data science.. được anh em trong nghề gọi vui là nghề sexy nhất thế kỷ 21.
Dễ hiểu hơn mình giải thích thế này. Bây giờ ông chủ của một sàn thương mại điện tử Blaoman muốn ra mắt một sản phẩm là một chiếc máy tính tốt dành cho dân IT. Đáp ứng đúng nhu cầu dân IT, giá cả hợp lý và đặc biệt là không bị ế :). Lúc này ông gọi bác Business analysis or BI, Data vào việc và liệt kê một số việc cần làm như sau:
- Thu thập thông tin chi tiết về việc mua máy tính của các user của sàn trong 5 năm vừa qua
- Thu thập số liệu thống kê về doanh số bán laptop trong 5 năm qua bao gồm (chủng loại, cấu hình, kích thước màn hình, độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, vị trí…)
- Tìm hiểu các mẫu bán chạy, mẫu bán ế
- Đánh giá xem những mẫu thành công, thất bại vì tiêu chí, lý do gì.
- Tìm hiểu các yếu tố làm nên một sản phẩm bán chạy, điểm chung với sản phẩm bạn sắp ra mắt
Trong các bước trên, thì ông BA thực hiện khai thác dữ liệu, phân tích thống kê và phân tích dự đoán về dữ liệu /hiệu suất kinh doanh lịch sử để có được thông tin chi tiết và trợ giúp trong việc lập kế hoạch và ra quyết định kinh doanh. Từ thông tin dữ liệu đấy mà ông Blaoman có cơ sở để mà ra cái máy cho anh em IT xài, bán chạy, giá ổn. Chứ không phải sản xuất mò mò rồi ra phá sản :). Ở mức độ phức tạp hơn, phân tích kinh doanh có thể bao gồm các thuật toán, mô hình và các công cụ chuyên biệt để so sánh dữ liệu được thu thập từ các nguồn khác nhau. Cơ bản là vậy còn thực tế sẽ phực tạp hơn nhiều dựa vào độ phức tạp dữ liệu và thông tin mong muốn. Vì ông này quan trọng, việc khó, xu thế nên anh em nào học toán tốt, yêu phân tích dữ liệu, công nghệ và kinh doanh thì theo cũng rất ngon lành nhé. Mình thì thử làm mà khó quá nên bỏ qua 🙂
PHÂN BIỆT BUSINESS ANALYSIS VÀ BUSINESS ANALYTICS

Tóm lại thì 2 ông này sẽ phân biệt như sau:
Ông Business analyst sẽ làm:
- Tập trung vào các quy trình, kỹ thuật và chức năng.
- Được sử dụng để giải quyết những vấn đề phức tạp của doanh nghiệp và mang đến những thay đổi tích cực. Xác định nhu cầu và đề xuất đưa ra giải pháp.
- Được thực hiện bởi Business Analysts, Systems Analyst, Functional Analyst….
- Kiến thức về nghiệp vụ, kiến thức về CNTT.
- Các lĩnh vực tác động: Tổ chức, doanh nghiệp, quy trình, kinh doanh và công nghệ, tài chính- ngân hàng, bảo hiểm, tất tần tật….
Ông này thấy dễ nhưng không dễ. Cần nhiều kĩ năng như: Kĩ năng mềm, kĩ năng phân tích, giải quyết vấn đề, kĩ năng đàm phán, thuyết phục, mô hình hóa, tài liệu hóa. Mình sẽ viết một bài về kĩ năng BA cốt lõi sau cho anh em.
Còn ông Business Analytics sẽ làm
- Tập trung vào dữ liệu và phân tích thống kê dữ liệu.
- Được sử dụng để dự đoán các trạng thái trong tương lai và thúc đẩy các quyết định kinh doanh như sales, marketing, tài chính….
- Được thực hiện bởi Data Analyst và Data Scientist.
- Yêu cầu biết thống kê, toán học và lập trình như python, R, sử dụng các công cụ phân tích và trực quan hóa như power bi, tableau, Qlick, Google data studio là những kiến thức cần thiết cho công việc Business Analytics.
Cơ bản bài này cũng giúp các bạn hiểu rõ hơn về business analysis và business analytic. Cảm ơn anh em đã đọc.
Bài viết dưới góc nhìn cá nhân nên chưa hoàn hảo, mong nhận sự góp ý của các bạn. Chia sẻ nếu bạn thấy bài viết này ý nghĩa nhé.
Note: Các bài viết tại đây là của cá nhân mình, không liên quan đến tổ chức, cá nhân nào khác vì vậy các đơn vị, cá nhân trích bài viết vui lòng đọc kỹ yêu cầu về Bản Quyền-Cộng Tác trước khi sao chép hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh của blog.