BUSINESS ANALYST CAREER ROAD MAP
- February 17, 2021
- by
- Tony Nguyen
Gần đây có nhiều bạn có hỏi mình về lộ trình phát triển của BA, liệu làm BA rồi thì sẽ phát triển như thế nào, lộ trình nghề nghiệp ra sao?
Lúc bắt đầu tìm hiểu về một nghề nào đó hẳn các bạn đều muốn biết liệu nghề BA có tương lai không? Lương BA có cao không, làm BA rồi có thể chuyển được hoặc phát triển được thành các vị trí gì?
BUSINESS ANALYST CAREER ROAD MAP

Lộ trình trên mang tính chất tham khảo tương đối. Mình xây dựng trên kinh nghiệm và tham khảo các Mentor BA lâu năm trong nghề.
Fresher BA
Các bạn mới vào nghề, sinh viên mới ra trường bắt đầu với nghề BA thì sẽ là Fresher BA. Thường các bạn cũng thường hỏi những nơi tuyển dụng Fresher BA. Giai đoạn này khá khó khăn, thường kéo dài trong 1,2 năm hoặc lâu hơn chút. Đòi hỏi các bạn cần có những kiến thức và kĩ năng cơ bản của nghề BA. Mức lương trong level này cũng thấp và đặc biệt khá ít công ty tuyển dụng ở level này.
Junior BA
Là các bạn đã có kinh nghiệm, kiến thức cơ bản về BA. Đã làm việc được 1,2 năm hoặc lâu hơn. Trải qua các dự án làm việc độc lập. Vẫn cần có người hướng dẫn và hỗ trợ trực tiếp
intermediate BA
Là các bạn đã có từ 3-5 năm kinh nghiệm, có khả năng phân tích và làm việc độc lập tốt trên từng dự án. Có khả năng giải quyết vấn đề nhanh, hỗ trợ các thành viên khác trong dự án. Làm việc với các bên liên quan độc lập và hiệu quả.
Senior BA
Là các bạn BA đã có kinh nghiệm và kĩ năng tốt. Có từ 5 năm kinh nghiệm trở lên. Có khả năng tham gia các dự án lớn. Kĩ năng cốt lõi BA tốt. Có khả năng hỗ trợ, quản lý, định hướng hỗ trợ các bạn BA khác. Làm việc nhanh, hiểu quả và có hiểu biết sâu về các nghiệp vụ nhất định.
Principal BA
Là các BA đã có kinh nghiệm lâu năm, có khả năng hỗ trợ và quản lý đội nhóm tốt. Tham gia các dự án lớn với độ phức tạp cao về mặt nghiệp vụ. Khả năng làm việc với các bên liên quan tốt, giải quyết vấn đề và đưa ra giải phảp hiệu quả. Có khả năng đào tạo, dẫn dắt đội nhóm BA. Đây là một level khó đạt được.
Các vị trí quản lý cần kĩ năng BA
Sau khi đạt đến level nhất định trong nghề BA. Sẽ có nhiều hướng rẽ và phát triển khác nhau tùy thuộc vào kinh nghiệm, sở thích và điểm mạnh của từng cá nhân sẽ lựa chọn hướng đi. Mình sẽ chia cơ bản ra 3 nhóm lớn:
- Hướng quản lý về sản phẩm. Hướng này thường là các vị trí như Product Manager, Product Onwer, Project Manager, Scrum Master… các vị trí này thường đi sâu về sản phẩm công nghệ, cần các kĩ năng khác ngoài BA. Trách nhiệm về sản phẩm và đội nhóm sẽ lớn hơn.
- Hướng về quản lý cấp cao, C level. Hướng này khó, đòi hỏi nhiều kĩ năng, kinh nghiệm và thời vận. Đặc biệt là tư duy Business và quản lý con người ở mức cao. Trách nhiệm lớn và đòi hỏi tư duy chiến lược lớn. Rất khó để đảm nhiệm và phát triển theo hướng này.
- Hướng chuyên môn về BA quản lý. Là các bạn BA lead đội nhóm, trưởng phòng BA, hay là chuyên gia đào tạo BA. Tập trung sử dụng chính các kinh nghiệm BA. Đây cũng là hướng phổ biến nhất.
BA là nghề khó và đòi hỏi nhiều kĩ năng phối hợp. Vì vậy khi làm được BA sẽ có nhiều cơ hội để phát triển và hoàn thiện bản thân từ các vị trí khác nhau. Lộ trình trên mình viết mang tính chất tham khảo và khá sát với thực tế thị trường hiện nay.
Sẽ tùy vào từng môi trường làm việc sẽ yêu cầu và tổ chức khác nhau về level cũng như titles BA. Hi vọng bài viết trên sẽ giúp các bạn hiểu được phần nào về lộ trình phát triển nghề BA.
Note: Các bài viết tại đây là của cá nhân mình, không liên quan đến tổ chức, cá nhân nào khác vì vậy các đơn vị, cá nhân trích bài viết vui lòng đọc kỹ yêu cầu về Bản Quyền-Cộng Tác trước khi sao chép hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh của blog. Cảm ơn.