Các chứng chỉ business analysis phổ biến nhất ECBA CCBA CBAP PMI-PBA

Vì sao Business analyst nên có chứng chỉ?

Như các bạn đã biết, ngoài bằng đại học, thạc sĩ… thì việc bạn làm BA hoặc các công việc khác có một chứng chỉ chuyên môn mang tính quốc tế sẽ giúp ích rất nhiều trong việc phát triển nghề nghiệp.

Ở đây từ kinh nghiệm cá nhân mình thấy, nếu được từ bằng DH hay cao hơn bạn học một trường tốt, uy tín thì cơ hội đến với bạn nhiều hơn. Và chứng chỉ quốc tế cũng vậy, cũng là một điểm cộng sáng giá dành cho bạn. Nó không phải quyết định tất cả nhưng là điểm cộng và bạn sẽ tự tin hơn khi lúc mới gặp mặt họ muốn hỏi về bằng cấp hoặc chứng chỉ.

Khi bắt đầu bằng một công việc mới, người phỏng vấn, người lọc hồ sơ họ chỉ biết bạn qua những gì bạn liệt kê. Khi bạn điền vào đó thông tin đã có chứng chỉ thì người lọc hồ sơ họ sẽ chú ý tới bạn nhiều hơn, đặc biệt là chứng chỉ quốc tế.

Nhất là các bạn mới ra trường, các bạn từ ngành khác muốn làm BA, không học ngành liên quan đến CNTT thường hay bị loại hồ sơ. Thứ 1 CV bạn làm chưa phù hợp với JD. Thứ 2 bằng cấp bạn ít liên quan đến công việc. Vì vậy bạn sẽ ít cơ hội hơn để tiếp cận đến các vòng sau. Còn lúc bạn là senior rồi thì lại rất đơn giản vì đã có kinh nghiệm thực tế.

Theo mình việc Business analyst có chứng chỉ quốc tế sẽ giúp bạn một số thuận lợi sau đây:

  1. Kiến thức đi theo một chuẩn hóa. Cùng một công việc đó nhưng nếu mình gọi sai khái niệm thì trong team lúc giao tiếp sẽ dễ bị mẫu thuẫn. Nếu bạn đã có chứng chỉ rồi, đã làm theo họ và gọi những khái niệm, công việc theo một quy chuẩn thì sẽ giúp team có tính đồng nhất, ít bị thắc mắc vì sao lại dùng từ này, dùng kí hiệu này.
  2. Bạn sẽ tạo độ tin tưởng cho team, cho khác hàng nhiều hơn lúc mới gặp mặt. Bạn nào làm BA chắc hiểu điều này. Khi gặp khách hàng mà trong hồ sơ nói team tôi có ông PM có PMP,  BA có CBAP, ….thì sẽ khá thuận lợi lúc tiếp cận và làm việc.
  3. Thương hiệu cá nhân sẽ tăng lên.  Mình chỉ cần nêu ví dụ thôi. Bạn có CBAP hoặc PMP, update thông tin lên linkedin thì vài ngày sau sẽ có nhiều thông tin tuyển dụng đến với bạn hơn khi chưa có liền.
  4. Bạn là Speaker mà có chứng chỉ, làm công ty lớn thì lại càng tin.
  5. Và khi bạn có uy tín thì “giá” của bạn cũng sẽ cao hơn. Về bản chất một món hàng nó đắt hơn ngoài chất lượng thì thương hiệu cũng cao hơn. Đã có nhiều trường hợp mình thấy khi có chứng chỉ xong công ty đã tự deal lại cao hơn 30% lương hiện tại. Vì nếu không làm như vậy cũng sẽ có công ty mời người này về. Khác biệt ở thời điểm đó chính là chứng chỉ. Thường sau 6 tháng đến 1 năm nếu không có gì đặc biệt thì lương sẽ tăng từ 10-15% là max.
  6. Khi có chứng chỉ tức là mình xác định lộ trình nghề nghiệp rõ ràng hơn, tập trung đúng hướng đó mà phát triển. Ví dụ 3 năm đầu thi mình làm BA thì phấn đấu có cái CCBA, 5 năm sau làm BA lead có cái CBAP. Khi xác định đúng hướng đi thì sẽ đỡ mất thời gian phân vân vào việc khác.

Mình giới thiệu đến các bạn thông tin một số chứng chỉ dành cho Busines Analyst phổ biến nhất hiện nay. Nếu các bạn muốn thi có thể lựa chọn các level phù hợp với kinh nghiệm của mình.

Chứng chỉ ECBA – Entry Certificate in Business Analysis là gì?

Đây là chứng chỉ đầu tiên trong 3 cấp chứng chỉ của IIBA. Chứng chỉ này dành cho các bạn mới bắt đầu với nghề Business Analyst. Ở Việt Nam thì ít bạn thi chứng chỉ ECBA.

Điều kiện thi chứng chỉ ECBA:

  • Đăng ký thành viên IIBA.
  • Đủ 21 PD (Profesional development) của IIBA. PD này các bạn mua online hoặc các khóa họ offline của đối tác IIBA. Sau đó khi làm hồ sơ, bạn sẽ được đơn vị hỗ trợ điền và xác nhận thông tin PD này vào đoạn kê khai số giờ PD. Hồ sơ sẽ được duyệt ngay hoặc sau đó 1, 2 ngày.
  • Đáp ứng các điều khoản khác về quy định của IIBA.
  • Lưu ý điền đúng để không bị từ chối hồ sơ nhé. Liên hệ với đơn vị đã đào tạo PD để bạn được hỗ trợ.

Nội dung chính của đề thi ECBA:

Đề thi ECBA tập trung vào các nội dung chính đó là 2 phần Business analysis knowledge và BABOK® Guide Knowledge Areas.

Chi tiết bạn có thể xem số % câu hỏi có trong đề tại hình dưới.

Lệ phí thi chứng chỉ ECBA

  • Phí đăng ký: 60$
  • Phí thi: 110$
  • Phí thi lại ( khi rớt): 85$

Chứng chỉ CCBA – Certification of Capability in Business Analysis

CCBA là chứng chỉ level 2 theo khung chứng chỉ do IIBA cấp.

CCBA dành cho các bạn có số năm làm việc BA từ  2-3 năm kinh nghiệm trở lên. Số năm kinh nghiệm làm việc BA bạn sẽ điền theo mẫu của của IIBA, có thông tin xác nhận từ dự án

Điều kiện thi chứng chỉ CCBA:

  • 21 PD
  • 3750 giờ làm việc BA.

Lệ phí thi chứng chỉ ECBA

  • Phí đăng ký: 125$
  • Phí thi: 325$
  • Phí thi lại ( khi rớt): 250$
  • Phí gia hạn: 85$

Bạn có thể xem bài thi mẫu tại đây: CCBA

Nội dung chính của đề thi CCBA:

CCBA

Chứng chỉ CBAP – Certified Business Analysis Professional

CBAP là chứng chỉ cao nhất dành cho business analyst theo khung chứng chỉ của IIBA.
CBAP dành cho các BA nhiều năm kinh nghiệm thực tế, đã trải qua nhiều dự án, kiến thức lý thuyết theo chuẩn IIBA tốt.

Điều kiện thi chứng chỉ CBAP

  • Tích lũy 35 PD
  • Có 7500 giờ làm việc BA

Lệ phí thi chứng chỉ CBAP

  • Phí đăng ký: 125$
  • Phí thi: 325$
  • Phí thi lại ( khi rớt): 250$
  • Phí gia hạn: 85$

Đề thi chứng chỉ CBAP có 120 câu hỏi trắc nghiệm, thời gian làm bài thi CBAP là 3,5 giờ.

Nội dung của đề thi cũng dựa trên babok v3.

Bạn có thể xem câu hỏi mẫu tại CBAP.

Các phần thi trong kì thi CBAP

Từ tháng 1/2020 bạn có thể thi chứng chỉ IIBA bằng hình thức online tại nhà rồi nhé.

Để hiểu hơn về chứng chỉ mình giới thiệu các bạn vào hanbook IIBA

Sách ôn CCCBA /CBAP cho các bạn quan tâm.


Chứng chỉ PMI-PBA

PMI-PBA là chứng chỉ dành cho các Senior Business analyst theo chuẩn của tổ chức PMI.

PMI là viết tắt của Project Management Institute. Viện quản lý dự án, một tổ chức phi lợi nhuận dành riêng cho những nhà quản lý dự án chuyên nghiệp.

Năm 2015 thì PMI cũng cho ra mắt chứng chỉ PMI-PBA.

Để làm hồ sơ thi chứng chỉ PMI-PBA bạn cũng cần đáp ứng được những yêu cầu sau:

  • 35 giờ PD
  • 7500 giờ làm việc BA.

Kì thi bao gồm 200 câu hỏi trắc nghiệm, thi trong vòng 4h.

Phí thi chứng chỉ PMIPBA: 405$.

Bạn có thể xem cụ thể hơn tất cả về chứng chỉ này tại link PMI-PBA handbook

https://blaoman.com/brd-business-requirement-document-la-gi-vi-sao-business-analyst-can-viet-brd/
https://blaoman.com/vai-tro-cua-business-analyst-la-gi/

Note: Trích bài viết vui lòng ghi nguồn: https://blaoman.com/

Facebook Comments
Phuc Nguyen

Chào các bạn, mình là Phúc Nguyễn. Cảm ơn bạn đã ghé thăm website Blaoman. Đây là nơi mình chia sẽ những trải nghiệm trong cuộc sống và công việc IT BA đang làm, phát triển sản phẩm trong lĩnh vực công nghệ. Ngoài ra mình cũng đang là Owner một cộng đồng BA. Thỉnh thoảng Phúc cũng có chia sẻ một chút về lối sống tối giản, sách và phát triển bản thân. Phúc bắt đầu với Blaoman với mục tiêu giúp mình tốt hơn mỗi ngày. Và biết đâu đó những chia sẻ này cũng giúp ích đến những bạn đã tình cờ ghé thăm blog của mình. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.

Leave a reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Phuc Nguyen

Most Viewed Posts

Join the community

×
error: Content is protected ! This content cannot be copied.